Ví dụ cầm cuốn sách lên, nếu là textbook thì đọc mục lục trước, để hiểu đại cương. Đọc đoạn mở đầu và kết luận từng chương, để có idea. VIẾT LẠI ngay, tầm xàm bá láp cũng được. Hình dung ra trong đầu các chương này, SAU KHI VIẾT LẠI ĐỀ CƯƠNG TOÀN QUYỂN SÁCH. Sau cùng mới đọc các chapters, và khi đọc cũng vậy, lướt qua trước, XEM HÌNH, rồi cuối cùng mới đọc chi tiết.
Cho dù không nhớ chi tiết, thì cũng nhớ hình. Vô học y khoa, tôi học bằng hình ảnh là nhiều. 206 cái xương, tôi hình dung ra, vẽ ra, cho dù xấu hoắc. Rồi mới tính đến tên. Sau đó vẽ các bộ phận và/ hoặc các muscles, cũng xấu hoắc thôi, rồi ghi tên, nerves nào innervate muscles nào.
Vì theo lối học ba tôi dạy: nhắm mắt hình dung sự việc, và đây là toàn cơ thể con người. TỔNG THỂ TRƯỚC, như đọc cuốn sách vậy, chi tiết sau, tên sau.
Chứ cầm cuốn human anatomy lên đọc thứ tự từ trang 1 đến trang 2000, thì 20 năm không xong, không hiểu.
Học ngoại ngữ cũng vậy, tôi không học chi tiết, mà học tổng quát, đọc cho HIỂU, rồi viết lại, đọc lại, viết theo ý mình, ví dụ đọc Notre Dame de Paris, tôi viết lại, mẹ tôi đọc, cầm cây chổi lông gà rượt tôi chạy có cờ.
Vì tôi viết ông cha Claude Frollo bỏ dòng tu lấy cô Esmeralda! Chi tiết, xin hẹn dịp khác, vì có cái cấm trẻ em dưới 16 tuổi.
Và đó là cách làm sao mà 12 tuổi tôi đọc được Notre Dame de Paris, còn viết lại 1 cách rất lâm ly bi đát nữa!
Sau này qua Paris học, tôi viết rất nhiều, viết chê bai, viết chúc tụng, v.v... Voltaire, Descartes, Rousseau, v.v... và thế là rành philosophy, sociology, history, hồi nào không hay, do phải đọc sách nhiều mới viết chê, khen họ được.
GS Pháp không ngại ý tưởng, miễn là tôi viết có lý là được. 1 năm ở Paris, tôi viết có thể đến cả chục ngàn trang, mỗi ngày 50-100 trang. Đa số đáng liệng thùng rác, nhưng qua đó tôi HỌC rất nhiều.
Chứ theo kiểu VN (hiện nay 2012), phải nắn nót, thầy cô trách mắng từng chút từng chút, phải theo "bài văn mẫu", thì suốt đời đa số học sinh chẳng rành cả tiếng Việt, sử Việt!
Trích từ vietlandnews by ...