Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Tăng cholesterol máu - mối nguy hiểm thầm lặng


TTO - Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì những căn bệnh liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt trong cuộc sống công nghiệp ngày càng phổ biến, trong đó bệnh tăng cholesterol máu là một chứng bệnh tương đối phổ biến hiện nay .

Cholesterol là gì ?
Cholesterol có bản chất là lipid, nó là thành phần của các chất béo có trong máu. Phần lớn cholesterol trong máu do gan tạo ra từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn như trứng, sữa, óc…

Cholesterol là chất mỡ cơ thể bạn cần để hoạt động. Nó được làm ra trong gan và có trong thức ăn từ súc vật, như thịt, trứng, sản phẩm sữa, bơ, và mỡ heo. Quá nhiều cholesterol trong máu có thể hại cơ thể và gia tăng nguy cơ bị bệnh tim. 

Cholesterol là thành phần quan trọng của tế bào, của các nội tiết tố, muối mật và có chức năng vận chuyển chất béo trong máu đến các mô của cơ thể.

Cholesterol được chia làm 2 loại: HDL (cholesterol có tỉ trọng cao) và LDL (cholesterol có tỉ trọng thấp), trong đó LDL là loại cholesterol xấu gây bệnh cho cơ thể và HDL là loại cholesterol tốt bảo vệ cơ thể chống lại bệnh xơ vữa động mạch.

Tác hại của việc tăng cholesterol trong máu
Tuy cholesterol có vai trò quan trọng như vậy nhưng việc gì cũng có 2 mặt của nó,  việc dư quá mức cholesterol trong máu sẽ gây tác hại không nhỏ cho hệ tuần hoàn của cơ thể.

Cholesterol xấu (LDL) trong máu tăng cao gây ra bệnh xơ vữa động mạch (tức là tích tụ lớp mỡ ở thành động mạch). Nguy hiểm nhất là gây hẹp, tắc động mạch vành nuôi tim khiến ta bị  nhồi máu cơ tim và nghẹt các mạch máu não gây ra tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân tăng cholesterol máu
Sự gia tăng cholesterol trong máu phụ thuộc vào:

- Chế độ ăn: thức ăn có nhiều cholesterol là mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo), tôm, lòng heo, lòng bò, óc, trứng, dầu dừa (là dầu thực vật nhưng lại có nhiều acid béo bão hòa)…

- Do di truyền: trong gia đình người có bệnh cholesterol máu cao thì cha mẹ, anh em cũng thường bị.

- Do các bệnh về chuyển hoá như tiểu đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu…

- Do thiếu vận động: cuộc sống thiếu vận động khiến năng lượng tích tụ lại thành mỡ, lượng cholesterol xấu (LDL) tăng lên và cholesterol tốt (HDL) hạ xuống.

- Do hút thuốc lá: khiến lượng cholesterol tốt ( HDL ) giảm sút.

Các phương pháp để hạ cholsterol máu
- Dinh dưỡng :
• Hạn chế ăn mỡ động vật như heo, bò, gà … mà thay thế bằng dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu phọng, dầu hướng dương… do trong dầu có nhiều acid không bão hoà . Không ăn dầu dừa vì dầu dừa có nhiều acid béo bão hoà.

• Không ăn nhiều lòng động vật (lòng heo, lòng bò…), óc, tôm, trứng (một tuần không ăn quá 3-4 quả trứng gà)

• Ăn nhiều cá (một tuần ăn ít nhất 1-2 ngày) vì mỡ cá có chứa nhiều chất béo omega 3 rất tốt cho tim mạch.

• Ăn các thức ăn có nguồn gốc từ đậu nành để thay thế một phần thịt động vật.

• Ăn nhiều rau xanh, trái cây.

- Vận động : tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút hoặc ít nhất cũng 3 lần/ một tuần, mỗi lần 30 phút bằng cách đi bộ, chơi cầu lông, thái cực quyền…

Nên tận dụng mọi cơ hội để vận động như đi bộ lên cầu thang, đi lại để lấy đồ vật ở xa …

Vận động giúp cho lượng cholesterol tốt (HDL) tăng lên và lượng cholesterol xấu giảm xuống, đồng thời cũng làm giảm huyết áp, có lợi cho tim mạch, chống béo phì.

- Không hút thuốc lá vì thuốc lá làm giảm lượng cholesterol tốt.

- Nếu tất cả các phương pháp trên áp dụng trong vòng 3 tháng mà lượng cholesterol máu vẫn không hạ thì phải dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc thường dùng thuộc nhóm statin như Zocor, Lipitor, hoặc dùng Lipanthyl …

Mục đích của việc điều trị là nhằm kéo lượng cholesterol toàn phần xuống < 2g/l, lượng LDL < 1,3g/l và lượng HDL > 0,35g/l.

Tóm lại tăng cholesterol máu là một bệnh tuy diễn biến âm thầm nhưng hậu quả của nó gây ra cho hệ tim mạch rất nặng nề và khó chữa trị. Vì vậy việc phòng ngừa phải được bắt đầu ngay từ lúc còn trẻ, cho đến suốt cuộc đời và không lúc nào được coi là muộn cả.


----------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn có thể có nguy cơ bị cholesterol cao trong máu nếu:
• Cơ thể bạn sản xuất quá nhiều cholesterol
• Bạn ăn thức ăn có nhiều mỡ bảo hòa và cholesterol
• Bạn bị bệnh tiểu đường, có nồng độ hocmon tuyến giáp thấp gọi là chứng suy giáp, hoặc bệnh thận.


Có 3 loại mỡ chính trong máu bạn:
• Lipoprotein mật độ cao (High Density Lipoproteins hay HDL):
cholesterol “tốt” này mang cholesterol dư trong máu bạn về lại gan để
gan bạn loại trừ nó.
• Lipoprotein mật độ thấp (Low Density Lipoproteins hay LDL):
cholesterol “xấu” này nằm trong máu bạn đóng đầy trên mạch máu.
Điều này có thể làm mạch nhỏ lại, làm máu khó lưu thông.
• Chất béo trung tính (Triglyceride) : Ăn quá nhiều tinh bột có thể gia tăng mức chất béo trung tính. Thử nghiệm máu đo mức chất mỡ trong máu. Kết quả sẽ cho bạn biết:
Tổng cộng mức cholesterol trong máu:
• Mức khỏe mạnh là dưới 200.
• Nếu tổng cộng cholesterol trên 200, bác sĩ bạn sẽ kiểm tra HDL, LDL và chất béo trung tính.


Mức HDL cholesterol trong máu:
Đây là cholesterol “tốt”: số càng cao, thì càng tốt.
• Mức bình thướng khỏe mạnh là 60 và cao hơn.
• Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức thấp hơn 40.


Mức LDL cholesterol trong máu:
Đây là cholesterol “xấu”: số càng thấp, thì càng tốt.
• Mức mạnh khỏe là dưới 100.
• Bác sĩ bạn có thể muốn mức LDL thấp hơn 70 nếu bạn vừa mới có
vấn đề bệnh tim.
• Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức là 130 hay cao hơn.


Mức chất béo trung tính trong máu
• Mức mạnh khỏe là dưới 150.
• Bàn với bác sĩ về cách chữa trị nếu mức là 200 hay cao hơn.


Cách giảm mức cholesterol trong máu
• Đi khám bác sĩ và xin kiểm tra mức cholesterol thường xuyên.
• Bàn với bác sĩ bạn về một chương trình ăn uống và tập thể dục.
• Có thể cần dùng thuốc nếu ăn uống và tập thể dục không đủ.
• Ăn nhiều thức ăn có nhiều chất sợi, chẳng hạn như hạt nguyên, đậu, và trái cây và rau tươi.
• Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và mỡ bảo hòa và nhiều chất đa béo không bảo hòa, chẳng hạn như thịt bò, thịt heo, phô mai, sữa nguyên chất, hoặc mỡ lợn.
• Ăn nhiều thức ăn ít mỡ chẳng hạn như ức gà không da, cá hoặc sữa khử béo.
• Chọn thức ăn có nhiều mỡ đơn bảo hòa, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc canola và hạt.
• Nướng vỉ hoặc quay thức ăn thay vì chiên.


Bạn nên tham khảo với bác sĩ cách kiểm soát và theo dõi mức cholesterol của bạn.

                                                                 Bác sĩ Trịnh Hữu Thọ
                                                                 Phó giám đốc Sở Y tế An Giang


1 nhận xét:

  1. Gắn bi dương vật là làm tăng kích thước “cậu nhỏ” bằng cách gắn bi vào dương vật nam giới, cụ thể là đặt bi vào cạnh các dây thần kinh cương cứng những hình ảnh gắn bi vào dương vật bao nhiêu tiền ở tphcm
    Hiệu quả của lắp bi Gắn bi vào dương vật không chỉ có khả năng tác dụng dẫn đến tăng kích thước cậu nhỏ mà còn giúp nâng cao khoái cảm thời gian quan hệ dục tình quy trình gắn bi bao nhiêu tiền ở tphcm
    Khi đặt vật lạ vào, dương vật sẽ chảy máu, nhưng do da vùng này mau lành nên trước mắt, mọi ... Để biết “hàng họ” của đàn ông Việt có thứ hạng thế nào so với các nước, cách găm bi an toàn cho dương vật bao nhiêu tiền ở tphcm
    Gắn bi vào dương vật bị cong có quan hệ được không không còn xa lạ với các người. Đây là 1 thủ thuật trong y học giúp cậu bé của nam giới gắn bi vào trym là gì gắn bi vào trym bao nhiêu tiền ở tphcm

    Bệnh bạch biến có chữa khỏi không? ... Bệnh bạch biến nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ lan rộng, dần dần ra khắp cơ thể. cách chữa bệnh bạch biến

    Những thông tin hay về các bệnh đa khoa có tại https://dakhoa-tphcm.blogspot.com/

    Trả lờiXóa